Nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo:

VẪN MIỆT MÀI T̀M KIẾM MÔN SINH LƯ TƯỞNG

 

Nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo bắt đầu làm quen với nhạc truyền thống từ lúc lên năm. Hai mươi tuổi thành danh (1938) sau khi đĩa Béka của hăng  Keller (Đức) mời thu âm. Năm 1950, ông nghĩ đến việc cải tiến nhạc cụ nhạc Tài tử Nam bộ, bắt đầu là cải tiến đàn Tranh 16 dây ra đàn Tranh 17, 19 và 21 dây. Việc làm này gặp phải sự chỉ trích phê b́nh của một số nhạc sư nhạc sĩ bảo thủ. Năm 1956, ông tham gia thành lập Trường Quốc gia Âm nhạc Sài G̣n. Ngoài việc dạy môn đàn Tranh, ông c̣n nhiệm vụ đóng góp vào chương tŕnh dạy nhạc Tài tử Nam bộ, liên lạc mời một số nghệ nhân Sân khấu Cải lương và Hát bội, kiêm luôn Trưởng ban âm nhạc Miền Nam. Năm 1970, Đại học Southern Illinois Carbondale mời sang dạy với danh nghĩa Giáo sư thỉnh giảng. Năm 2005, ông nhận giải thưởng Đào Tấn. Năm 2006, ông là người Việt duy nhất góp mặt trong danh sách sáu nhạc sư được Hội nhạc sĩ Hoa Kỳ tại Honolulu (Hawai) vinh danh là “quốc gia chi bảo. Năm 2008, Chính phủ Pháp trao tặng ông Huân chương Văn học nghệ thuật (Officier dans l’ordre des Arts et des Lettres).

Nhạc sư Nguyển vĩnh Bảo  là một trong những nhạc sư hiếm hoi đa năng trên nhiều mặt như là Nhạc sĩ diển tấu, giảng dạy, đóng đàn, ngoại ngữ nói được năm thứ tiếng: Pháp, Anh, Nhật, Quan Thoại và Campuchia.

Ánh mắt tinh anh. Miệng cười rất hóm. Thiết tha, nhiệt t́nh khi bàn đến tương lai của âm nhạc truyền thống nhưng lại rất đỗi khiêm nhường khi nói về ḿnh. Ở tuổi 92, nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo vẫn rất minh triết, vẫn miệt mài làm việc. Hiện ông đang dạy đàn qua Internet cho một số môn sinh ở Hà Lan, Thụy Sĩ, Úc, Pháp, Mỹ. Hiện nay đang giúp đỡ hai nhạc sinh của Trường Đại học Michigan sang TP. Hồ Chí Minh làm luận án tiến sĩ).

Tôi t́m đến tư gia của “quốc gia chi bảo” - một căn nhà nhỏ (12m x 3m) nằm khiêm nhường trong con hẻm ngoằn ngoèo bên hông chợ Bà Chiểu, TP. Hồ Chí Minh  trong khi ông đang nghe nhạc sinh đàn trả bài  qua Internet. Cuộc tṛ chuyện giữa chúng tôi cũng bắt đầu từ chuyện ông dạy đàn qua Internet..

Dạy âm nhạc dân tộc thường qua truyền ngón truyền khẩu, một thầy một tṛ. Việc ông dạy nhạc qua Internet, nhất là có những người ngoại quốc lẫn Việt Nam không rành tiếng Việt, chưa biết ǵ về âm nhạc truyền thống Việt Nam?

- Năm 2003, một người học tṛ ở Mỹ tặng tôi một dàn máy vi tính. Sau khi có nó, tôi bắt đầu học cách gửi và nhận email và nảy ra ư định dạy đàn qua Internet. Một số nhạc sư, nhạc sĩ tại đây ṭ ṃ muốn biết việc giảng dạy của tôi kết quả ra sao, thay v́ trả lời, tôi cho họ nghe những đoạn nhạc mà học tṛ tôi đàn trả bài. Và muốn được biết phương pháp mà tôi áp dụng.

Việc làm này bất luận nhạc sĩ nào cũng làm được, với điều kiện là nắm vững truyền thống của âm nhạc, có sư phạm. Bài bản chép rơ ràng, biết ngoại ngữ, đồng thời có một số vốn liếng về âm nhạc phương Tây. Cách chép bản đàn của tôi là theo ḥ, xự, xang, xế, cống với những kư hiệu riêng. Tôi nh́n nhận kư âm Tây phương theo Đồ, rê, mi, pha, sôl, la, si, đô là khoa học và chính xác nhưng đối với nhạc truyền thống như Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Đại Hàn th́ là bất lợi. Khi xướng âm mấy nốt nhạc, thí dụ như “xáng xảng xang”, theo Tây phương th́ thành “đố đổ đô” hay “phá phả pha”, nghe rất tức cười. Người nhạc sĩ Tây phương quan niệm bản nhạc là một thực thể cố định, không được thêm bớt, viết sao đàn vậy. Trong khi đó nhạc truyền thống, người nhạc sĩ không phải là người diễn tấu đơn thuần, mà là người ứng tác ứng tấu ngay trong lúc đàn. Tùy theo tâm tư t́nh cảm mà hoa lá vẽ vời để bản đàn mang một sức sống mới. Người nghe đánh giá người nhạc sĩ qua những dị bản. Học nhạc theo kư âm Tây phương, vô t́nh triệt tiêu sức sáng tạo của người học, đánh mất cơ hội tiếp thu, học hỏi những cái hay của những bậc thầy, vô t́nh loại bỏ những người thầy giỏi, boi khong am tuong ve Do re mi fa sol la si.  

Có một thắc mắc nho nhỏ. Múi giờ giữa Việt Nam và nước ngoài lệch nhau. Vậy học tṛ của ông học theo múi giờ Việt Nam hay ông dạy theo múi giờ nơi các học tṛ của ông đang sống và làm việc?

- Đặt quyền lợi của học tṛ lên trên hết, giờ giấc do học tṛ ấn định, bởi tôi muốn khi học không vướng bận hay bị chi phối bởi công việc riêng. Có lúc, nửa đêm học tṛ kêu điện thoại về, xin đàn trả bài, tôi chui ra khỏi mùng, bật máy tính, nghe và sửa bài liền.

Có vẻ như ông khá chiều chuộng học tṛ?

- Có một số người nói tôi quá xem trọng học tṛ, không khéo học tṛ xem thường ḿnh, nhưng hăy thử đặt ḿnh vào địa vị của các em th́ sẽ biết thông cảm. Đàn được bản nhạc đắc ư, các em vui, nôn nóng muốn đem khoe liền với thầy. Tại sao ḿnh nỡ tiếc một giấc ngủ mà làm các em mất đi  sự hưng phấn. Họ tṛ của ḿnh vui th́ ḿnh cũng vui lây. Vả lại, tôi cũng lớn tuổi rồi, đâu có ngủ được nhiều. Âm nhạc truyền thống của chúng ta đang ế khách, nên phải khuyến măi. Tương tự như hàng ế phải bán “sale”.

Ngoài việc dạy đàn, nghe nói ông c̣n tự đóng đàn. Có nhất thiết phải như vậy không, khi mà “ông cũng lớn tuổi rồi”?

- Chuyện khá dài. Năm mười tuổi, tôi được người ta cho một cái gáo dừa và một cần đàn. Tôi tự tay ráp nó lại để sử dụng. Từ đó, tôi bắt đầu làm đàn mà không hiểu chút ǵ về nghệ thuật đóng đàn.

Được biết cha ông là một điền chủ giàu có nhưng thời thanh niên của ông lại khá vất vả, lang bạt kỳ hồ khắp Nam Kỳ Lục tỉnh, phải làm khá nhiều nghề để mưu sinh? 

- Năm tôi 13 tuổi, mùa màng thất bát, gia đ́nh tôi sa sút. Không muốn làm gánh nặng cho gia đ́nh, năm 14 tuổi, tôi tự ư rời gia đ́nh, tay làm hàm nhai, tự học. Tôi làm đủ nghề để mưu sinh như lái xe tải, gác kho, thư kư đánh máy… Năm 1940, tôi trở thành giáo sư dạy Pháp văn cho một số trường tư thục ở Sài G̣n.

Trong lịch sử âm nhạc tài tử Nam bộ, ông được nhắc đến như là người “khai tử” cây đàn tranh 16 dây hồi thập niên 1950. Nghe nói cũng v́ việc này mà ông đă hứng chịu khá nhiều sự công kích từ các nhạc sư Sài G̣n lúc bấy giờ?

- Những ǵ tôi đă suy nghĩ thấu đáo, tôi nghĩ rằng ḿnh đúng, th́ cứ làm. Trong học thuật,việc có những ư kiến trái chiều là chuyện hết sức b́nh thường. Sau khi nâng lên 17 dây, tôi tiếp tục nâng lên tiếp thành đàn tranh 19 dây và 21 dây. Nhạc khí luôn đóng vai tṛ quyết định trong sự tiến triển của âm nhạc. Cứ nh́n qua hai nhạc khí vĩ cầm (violon) và dương cầm (piano) sử dụng hiện nay trên thế giới cũng đủ cho chúng ta thấy cái tầm quan trọng của nhạc khí. Nếu các đại nhạc sĩ không có trong tay những cây đàn dương cầm và vĩ cầm như ngày nay th́ thế giới sẽ mất đi cái hào hứng thưởng thức những áng âm nhạc tuyệt vời. Cây đàn tranh 16 dây mặt đàn quá cong, trục đàn hay tuột, mỗi khi dây đàn đứt phải mất nhiều th́ giờ để mắc dây lại. 

Sau mấy chục năm dạy dàn, đến bây giờ ông có bao nhiêu học tṛ?

- Tôi không nhớ được, chắc cũng vài trăm người. Có những người tôi cũng không nhớ tên.

Nhưng những học tṛ xuất sắc nhất th́ hẳn rằng ông vẫn nhớ?

- Tôi nghĩ rằng bất kỳ người thầy nào ở đời mà đào tạo được một môn sinh lư tưởng th́ đă là một phước hạnh. Nhưng tôi chưa có được may mắn ấy. Đến giờ, tôi vẫn miệt mài t́m kiếm một môn sinh lư tưởng.

Liệu rằng đó có phải là điều khiến ông day dứt nhất khi tuổi đă xế chiều?

- Không. Điều khiến tôi day dứt nhất là giới trẻ quay lưng lại với âm nhạc dân tộc. Cũng như những nhạc sư tâm huyết khác, tôi cố gắng kéo nó lại, được tới đâu hay tới đó. Điều khiến tôi buồn nhất là có những người thay v́ t́m cách cứu sống âm nhạc dân tộc th́ lại đang phá hoại bằng sự nhiệt t́nh thiếu suy nghĩ của ḿnh. Những nghệ sĩ kéo violon thường nghiêng vai để lấy thế. Vậy mà có một số người biểu diễn đàn c̣ cũng nghiêng ngả, để… làm dáng. Học đ̣i như vậy trước là tự hạ thấp ḿnh, sau là tự hạ thấp âm nhạc của dân tộc ḿnh. Chuyện này lặp lại hoài không khéo người nước ngoài họ tưởng tŕnh tấu đàn c̣ cũng phải lấy thế như kéo violon. Thậm chí có người c̣n cải biến cây đàn tranh để chơi nhạc Tây phương. Nếu là lănh đạo ngành văn hóa, tôi sẽ hỏi piano, vionlon, guitar… có nhất thiết phải đàn nhạc Việt Nam không? Chưa kể sự cải tiến này khi tŕnh tấu nhạc Tây phương không ra nhạc Tây phương, quay lại đàn nhạc dân tộc th́ lại không tới.

Ông có nghe nhạc ngoại quốc không?

- Âm nhạc là sản phẩm đặc hữu, một thứ ngôn ngữ tinh thần của mỗi dân tộc. Không thể nói nhạc của dân tộc này hay hơn dân tộc kia. Tôi nghe khá nhiều nhạc nước ngoài. Những bản (tôi) thích, tôi cũng tập chơi, đương nhiên là bằng nhạc khí phương Tây. Nhưng chỉ những bản nhạc Việt Nam mới làm tôi chảy nước mắt.

Trong những người thầy đă thụ giáo, ông chịu ảnh hưởng của ai nhất?

- Tôi học đàn trực tiếp với bốn người là thầy Hai Ḷng (Tam B́nh, Vĩnh Long), thầy Sáu Tư (Cần Thơ), thầy Năm Nghĩa (Trà Ôn) và thầy Ba Sáng (Trà Vinh) nhưng thực ra tôi có khá nhiều người thầy mà có khi bản thân họ cũng không ngờ là thầy của tôi. Thầy của tôi là những nhạc sư tôi từng có cơ hội tiếp xúc. Thính giả của tôi cũng là thầy của tôi. Học tṛ của tôi cũng là thầy của tôi. Có những vấn đề các em đặt ra buộc tôi phải t́m ṭi, nghiên cứu để có câu trả lời thỏa đáng. Quá tŕnh t́m ṭi đó chính là cơ hội để ḿnh học hỏi. Vào đời với tâm thế cầu thị, cầu tiến th́ bao giờ cũng học được những điều bổ ích. Tuy nhiên, tôi không nô lệ vào một người thầy cụ thể. Nếu bằng ḷng với kiến thức của các thầy, tôi sẽ măi măi đi sau lưng các thầy.

Đă có khá nhiều những lời than văn về việc giới trẻ quay lưng lại với âm nhạc truyền thống. Nhưng thực tế th́ những hành động thiết thực và hiệu quả, ngơ hầu kéo giới trẻ quay lại với âm nhạc truyền thống, chưa tương xứng với những lời than văn đó?

- Đó không phải là lỗi của các bạn trẻ, mà là trách nhiệm của những người làm nghệ thuật như chúng tôi. Các em sinh sau đẻ muộn, mở mắt ra là đă nghe nhạc Tây. Người lớn c̣n không quan tâm, nói ǵ đến những bạn trẻ.

Không biết có quá bi quan hay không nhưng cứ cái đà này, e rằng trong một khoảng thời gian không xa nữa, những bạn trẻ muốn t́m hiểu nhạc truyền thống có lẽ phải đi du học hoặc mời người nước ngoài qua giảng dạy?

- Chuyện này đă xảy ra rồi. Từ xưa đến giờ, có nhiều người ngoại quốc viết về nhạc Việt Nam trong khi chúng ta th́ không viết hoặc viết không đầy đủ. Có người giúp đỡ chúng ta bảo tồn vốn quư của cha ông là điều đáng mừng. Tuy nhiên, không phải tất cả những ǵ họ viết ra đều đúng 100%. Đấy mới là vấn đề khiến tôi lo lắng. Điều ǵ sẽ xảy ra khi thế hệ con cháu chúng ta học trúng những thiếu sót đó.

Trong một thế giới hội nhập như hiện nay, sự xâm nhập của văn hóa ngoại lai là chuyện khó tránh khỏi? 

- Xin kể lại hai câu chuyện cũ. Năm 1958, vợ ông giám đốc hăng xe Renault mời tôi đàn trong một buổi tiệc tổ chức tại tư gia. Khách mời đa phần là những quan chức và người nước ngoài. Trước khi diễn tấu, tôi đă cắt nghĩa với thính giả những ǵ tôi sẽ đàn. Tôi để ư thấy một phụ nữ Pháp đứng ngoài sân tiến dần vào khán pḥng nghe tôi nói. Dứt bản đàn, bà ấy là người đầu tiên đứng dậy và nói: “Hôm nay, tôi có thể hănh diện nói với ông rằng tôi đă biết thưởng thức âm nhạc Việt Nam”. Lúc đó, chủ nhân bữa tiệc mới giải thích với mọi người tại sao người phụ nữ Pháp lại nói như vậy. Chủ tiệc đă phải rất vất vả để thuyết phục được người phụ nữ Pháp đến dự bữa tiệc, thậm chí bà ấy c̣n nói rằng “bà thương tôi th́ đừng bắt tôi nghe thứ âm nhạc man di mọi rợ đó (ám chỉ nhạc Việt Nam)”. Một câu chuyện khác. Ngay tại nơi chúng ta đang ngồi, mấy cô học tṛ nước ngoài yêu cầu tôi dạy đàn tranh nhưng chơi các bản nhạc nước ngoài. Đơn giản v́ họ không thích nhạc Việt Nam. Tôi đồng ư liền. Trong thời gian giải lao, tôi ngồi dạo đàn bản Lư con sáo. Học tṛ hỏi tôi tựa đề bản nhạc và đ̣i tôi dạy. Tôi nói muốn học th́ học, mắc chi phải hỏi? Thực ra là tôi sợ các em nghe nói nhạc Việt Nam th́ không học nữa. Sau khi đă đàn nhuần nhuyễn bản Lư con sáo, các em yêu cầu được học âm nhạc truyền thống của Việt Nam. Từ hai câu chuyện này, tôi nghĩ rằng không nên ép các bạn trẻ phải nghe, phải học âm nhạc dân tộc. Hăy dẫn dụ họ một cách thật khéo léo, hăy chỉ cho họ thấy cái hay cái đẹp của âm nhạc truyền thống. Những người không ưa âm nhạc của ḿnh c̣n thay đổi quan điểm, huống chi là người Việt Nam ḿnh. Gieo rắc âm nhạc truyền thống rất kén người, nhưng ngày càng có ít người đến với ngành nghệ thuật này.

Giả định rằng nếu có những lời mời đến nói chuyện với những người chưa từng biết đến nhạc tài tử Nam bộ, liệu ông có sẵn ḷng?

- Đi chớ. Những người thích nhạc tài tử, mời tôi, chưa chắc tôi đă nhận lời. Bởi v́ những người chơi nhạc tài tử đă là tri âm của tôi rồi. C̣n những người chưa ưa nhạc tài tử th́ tôi có phận sự dẫn dụ, lôi cuốn. Từ xưa tới giờ, tôi chưa có dịp may để ngồi đối thoại với các bạn trẻ.

Một câu hỏi cuối cùng. Khi ngồi trước cây đàn, ông nghĩ ǵ?

- Âm nhạc là nỗi đam mê của tôi, gắn liền với cuộc sống sâu kín của tôi. Âm nhạc cho tôi thấy cuộc sống phức tạp nhưng lại vô cùng phong phú, giúp tôi có nghị lực thắng được chính ḿnh để biết bằng ḷng với những ǵ mà cuộc sống mang lại. Phản đối cũng không có lợi ích ǵ. Bởi v́ cuộc sống chỉ đăi ngộ những người biết phục tùng và ít đ̣i hỏi. Tôi là người chết đứng, chứ không sống quỳ. Khi đàn là lúc tôi ở trong trạng thái tĩnh lặng, thấy ḿnh gần gũi với thiền. Cây đàn là người bạn trung thành, kiên nhẫn và vô tư. Tôi vui th́ tiếng đàn vui, tôi buồn tiếng đàn cũng buồn, khi cảm hứng dồi dào th́ tiếng đàn bay bổng, lúc tinh thần cạn cợt th́ tiếng đàn dở. Nghe tiếng nhạc có thể biết được ḷng người. Những bản nhạc hay không bao giờ xuất phát từ một tâm hồn bệnh hoạn, có lời nói khinh xuất, hành xử tàn ác. Cũng như cái lu dơ, làm sao chứa được nước sạch.

Xin cảm ơn ông về cuộc tṛ chuyện này.

(Ngun: BÁO DOANH NHÂN CUỐI TUẦN

Ngày Thứ Tư 11-03-2009  số 291)